Phương pháp đầu tư mới

THEO DÕI STOCK PRO

Mobile: 0932.543.064 - 0944.568.835

Bùng nổ theo đà (FTD) là gì? Khi nào xuất hiện FTD? Cách áp dụng FTD trong giao dịch chứng khoán

NỘI DUNG CHÍNH

Đầu tư chứng khoán luôn hướng tới mục tiêu lợi nhuận và để đạt được điều này nhà đầu tư cần rất nhiều yếu tố cấu thành. Tuy nhiên, một luật bất thành văn mà hầu hết các nhà đầu tư đều “nằm lòng” để đạt được lợi nhuận cao nhất là “mua ở đáy và bán ở đỉnh”. Nhưng trong thực tế nhiều người đã trải qua không ít lần “bắt dao rơi” bất thành và thua lỗ nặng. Thế đâu là đáy và đâu là đỉnh? Mua ở mở đáy nào là an toàn? Khi nào thị trường tạo đáy?

Gần đây, khái niệm FTD được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực chứng khoán. Mỗi lần khái niệm này xuất hiện thì thường luôn đi kèm với tâm lý cực kì hưng phấn của đại đa số các nhà đầu tư. Vậy FTD là gì? Vì sao FTD lại khiến nhà đầu tư phấn khởi? Các áp dụng FTD trong đầu tư chứng khoán như thế nào là đúng đắn? Chúng ta sẽ đi qua từng nội dung trong bài viết dưới đây

FTD là gì?

FTD (Through Follow Day) hay còn được gọi là ngày bùng nổ theo đà, khái niệm này đã xuất hiện rất lâu trong đầu tư chứng khoán. Cha đẻ của khái niệm này là Wiliam O’Neil, một doanh nhân và cũng là một trong những “huyền thoại” về đầu tư chứng khoán.

A close-up of hands on a computer Description automatically generated

Bùng nổ theo đà là một tín hiệu được biết đến nhờ vào Wiliam O’Neil

Bùng nổ theo đà là một khái niệm chỉ tín hiệu ngừng rơi của một chu kỳ sóng giảm. Tín hiệu này cho thấy sẽ có sự tăng trưởng trở lại, là một sự đảo chiều của xu hướng từ giảm giá sang tăng trở lại. Điều này phải đi kèm với những nổ lực phục hồi trước đó Đây là điều mà hầu hết các nhà đầu tư đều monh chờ bởi không có một xu hướng tăng nào trở lại sao một giai đoạn giảm mạnh nếu không có sự bùng nổ theo đà.

Khi nào xuất hiện FTD?

FTD luôn đi kèm sự hưng phấn của các nhà đầu tư, tại thời điểm này dòng tiền thường bùng nổ so với giai đoạn ảm đạm trước đó và có xu hướng lan tỏa trên thị trường. Vì vậy, nó luôn đi kèm với các dấu hiệu về thanh khoản và sự tăng giá trên thị trường.

Vùng đáy mới của thị trường

FTD xuất hiện sau một đợt giảm, vì thế nó cũng là dấu hiệu cho thấy rằng thị trường đã tạo đáy. Khi thị trường đang trong xu hướng giảm, một hoặc một vài chỉ số chính của thị trường có xu hướng ngừng rơi và thiết lập vùng đáy mới. Hãy chú ý điều này bởi vì tín hiệu này có thể báo hiệu một chu kỳ tăng mới của thị trường.

Sau những nổ lực hồi phục

Khi thị trường hay một chỉ số chính đã xuất hiện dấu hiệu tạo đáy, hãy chờ đợt một phiên giao dịch mà tại đó thị trường đóng cửa với chỉ số thị trường tăng đi kèm với khối lượng giao dịch lớn hơn mức trung bình trước đó, điều này xác nhận một xu hướng tăng mới. Việc xác nhận xu hướng tăng mới cần đi kèm thêm các yêu cầu:

  • Thông thường, FTD có xu hướng xuất hiện vào ngày thứ 3 của một đợt hồi phục. Kéo dài trong khoảng từ ngày thứ 4 đến ngày 7 của mỗi đợt, tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện chậm hơn vào ngày thứ 10 ở một số trường hợp
  • Chỉ số chính của thị trưởng phỉa có một phiên tăng mạnh, thường lớn hơn khoảng 1,5% đi kèm với khối lượng đi kèm lớn hơn trung bình và lớn hơn phiên ngày hôm trước.
  • FTD phải là một phiên bùng nổ và có sự lan tỏa của các dòng tiền đến hầu hết các cổ phiếu và nhóm ngành. Số lượng cổ phiếu tăng giá phải chiếm áp đảo phiên giao dịch đó

A graph showing growth of stock prices Description automatically generated with medium confidence

Sự thành công của phiên FTD phụ thuộc rất nhiều vào thanh khoản và dòng tiền

Bùng nổ theo đà là một trong những tín hiệu đảo chiều bật nhất, tuy nhiên cũng cần chú ý tới một vài yếu tố để đảm bảo FTD thành công và tiếp tục xu hướng trong những phiên kế tiếp. Cần theo dõi thị trường 4-5 phiên sau đó để đảm bảo là phiên FTD đã thành công. Sau phiên bùng nổ theo đà, nếu thị trường xuất hiện một phiên phân phối (Thị trường giảm mạnh từ 1%) thì có khả năng phiên FTD đã thất bại.

Ngoài ra, nếu cổ phiếu có dấu hiệu giảm mạnh, thủng nhiều hơn ½ phiên tạo đáy thì phiên bùng nổ theo đà của cổ phiếu này cũng đã thất bại. Ở thời điểm này, việc cắt lỗ cần phải quyết liệt và tuân thủ quy tắc để đảm bảo vị thế hiện tại của tài khoản.

Cách áp dụng FTD trong đầu tư chứng khoán

Khi nào là thời điểm phù hợp để “xuống tiền” khi xuất hiện ngày bùng nổ theo đà? Việc giải ngân trong những phiên bùng nổ rất quan trọng bởi không phải bất cứ phiên FTD nào cũng có thể kéo dài.

Khi một cố phiếu có giá 20.000 đồng vào phiên thứ nhất, 20.500 đồng vào phiên thứ hai và 22.000 đồng vào ngày thứ ba thì nhà đầu tư có thể mua vào cổ phiếu vào phiên thứ hai hoặc thứ ba và có thể bán ra hoặc giữ lại nếu cổ phiếu tiếp tục tăng giá. Tuy nhiên, bắt buộc phải bán ra cổ phiếu nếu có dấu hiệu quay đầu.

Bùng nổ theo đà

Cần phải theo dõi cổ phiếu sau giải ngân trong phiên bùng nổ theo đà

Khi giải ngân cổ phiếu ở các phiên FTD, cần chú ý một số vấn đề:

  • Cổ phiếu được chọn phải có thanh khoản giao dịch lớn, có thông tin tích cực và xu hướng tăng giá rõ ràng.
  • Phải tuân thủ quy tắc đầu tư, chốt lời khi đạt kỳ vọng và phải cắt lỗ khi cổ phiếu có xu hướng đảo chiều xu hướng.
  • Cần theo dõi liên tục sau giải ngân bằng biểu đồ giá, chú ý khối lượng để có thể nhận biết xu hướng nhanh chóng nhất để có hướng xử lý.
  • Phân bổ danh mục một cách phù hợp, hạn chết việc “all in” vào một cổ phiếu duy nhất. Phân bổ một lượng tiền và cổ phiếu phù hợp để đạt được hiệu quả đầu tư tốt nhất.

FTD là một tín hiệu cho cơ hội đạt được lợi nhuận cao trong ngắn hạn rất hiệu quả

Tránh việc tập trung vào một cổ phiếu khi giải ngân trong đợt bùng nổ theo đà

Lợi nhuận tối ưu luôn là mục tiêu mà các nhà đầu tư luôn hướng tới. Việc tận dụng các đợt bùng nổ theo đà để đạt được mức sinh lợi tối ưu nhất vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, bất cứ phương pháp nào cũng tìm ẩn những rủi ro nhất định, vì vậy các nhà đầu tư vẫn nên thận trọng.

Hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích cho quý anh chị nhà đầu tư! Chúc anh chị đạt được nhiều thành công trong đầu tư và tìm được một người bạn đồng hành trong hành trình tự do tài chính!

PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ MỚI

CÁC TIN LIÊN QUAN