Tổng quan ngành phân bón
Nhu cầu phân bón hồi phục nhờ vào Việt Nam đặt mục tiêu tăng trường GDP nông nghiệp từ 3,2%-4% trong năm 2024, từ đó nhu cầu phân phón cũng tăng cao để đáp ứng nhu cầu canh tác. Xuất khẩu phục hồi từ mức nền thấp vào các thị trường Campuchi, Hàn Quốc và ngành phân bón cũng ít bị ảnh hưởng bởi áp lực tỷ giá do dư nợ vay USD thấp. Tuy nhiên giá xuất khẩu ảnh hưởng rất lớn đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Thuế VAT 5% của phân bón:
- Là triển vọng tích cực cho ngành phân bón nội địa: Đề xuất thay đổi quy định thuế VAT đối với doanh nghiệp phân bón từ mức 0% lên 5% được kỳ vọng sẽ được thông qua và có hiệu lực từ tháng 7/2025.
- Việc này sẽ giúp phân bón nội địa cạnh tranh hơn so với phân bón nhập khẩu, do doanh nghiệp nội địa được hoàn thuế VAT đầu vào.
- Giá phân bón nội địa dự kiến sẽ giảm, thu hẹp khoảng cách với phân bón nhập khẩu, khuyến khích người nông dân sử dụng phân bón nội địa.
- Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ phân bón nội địa được kỳ vọng sẽ tăng.
Tuy nghiên, ngành phân bón vẫn có thể gặp rủi ro khi:
- Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao do căng thẳng địa chính trị
- Giá bán của các doanh nghiệp trong nước có thể tăng lên do chi phí đầu vào tăng cao, giảm khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nhập khẩu
DPM – Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu Khí
Doanh thu đạt 3,1 nghìn tỷ đồng (-4% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 63 tỷ đồng (-2% YoY). Doanh thu giảm nhẹ là do tổng sản lượng bán urê đã giảm 13% YoY xuống còn 184.000 tấn, Biên lợi nhuận gộp đã giảm nhưng lợi nhuận vẫn có chung xu hướng với doanh thu do thu nhập tài chính đã tăng gấp 5 lần (chủ yếu đến từ thu nhập lãi).
Đối với giai đoạn 9 tháng đầu năm, doanh thu của DPM đã đạt 10,3 nghìn tỷ đồng (+1% YoY) và LNST đạt 558 tỷ đồng (+31% YoY). Tổng sản lượng bán urê trong 9 tháng đầu năm là 685.000 tấn (-1% YoY) trong khi giá bán trung bình ước tính đã tăng 4% YoY; những yếu tố này đã dẫn đến việc doanh thu đi ngang so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, LNST tăng trưởng mạnh hơn doanh thu do biên lợi nhuận gộp tăng, và thuế thu nhập giảm.
Thay đổi quy định thuế VAT dự kiến sẽ giúp DPM tăng trưởng lợi nhuận năm 2025 lên 50% so với mức tăng trưởng 21%.
Giá urê phục hồi, biên lợi nhuận phân bón tự doanh cải thiện. Tuy nhiên DPM có thể phải chịu chi phí khí đốt đầu vào cao hơn dự kiến do nguồn khí tự nhiên giá rẻ đang cạn kiệt.
DCM – CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau
Lợi nhuận thuần Q3/2024 tăng 63,3% so với cùng kỳ đạt 120 tỷ đồng bất chấp doanh thu thuần giảm 12,5% so với cùng kỳ đạt 2.634 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần tăng nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp tăng do giá bán bình quân tăng và giá khí đầu vào giảm. So với Q2/2024, doanh thu thuần và lợi nhuận HĐKD cốt lõi giảm lần lượt 31,8% và 69% do yếu tố mùa vụ.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận thuần tăng 75% so với cùng kỳ đạt 1.035 tỷ đồng nhờ doanh thu ổn định đạt 9.242 tỷ đồng (tăng 2,3% so với cùng kỳ), do tỷ suất