Chứng khoán là một kênh đầu tư không còn xa lạ bởi khả năng sinh lời và tính thanh khoản tốt của nó. Hầu hết các nhà đầu tư không cần bỏ một số vốn quá lớn như khi đầu tư vàng, bất động sản hay các loại giấy tờ có giá khác. Vài năm trở lợi đây, chứng khoán được ưa chuộng bởi tính thanh khoản, các nhà đầu tư dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt thông qua sàn giao dịch chứng khoán.
Khả năng sinh lời khi đầu tư chứng khoán rất tốt, tuy nhiên không phải lúc nào đầu tư chứng khoán cũng có thể đem lại lợi nhuận. Việc thua lỗ là không thể tránh khỏi nếu chúng ta đầu tư một cách bản năng, không có một hệ thống phương pháp phù hợp.
Tại sao cần có phương pháp đầu tư chứng khoán?
Không chỉ riêng trong lĩnh vực chứng khoán, bất cứ lĩnh vực hay ngành nghề nào cũng cần có một phương pháp phù hợp. Trong một lĩnh vực đặc biệt như chứng khoán, không có bất cứ phương pháp nào là đúng hoặc sai hoàn toàn, nó phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi nhà đâu tư bởi tính đa dạng của ngành này.
Trong đầu tư chứng khoán có rất nhiều trường phái khác nhau, mỗi một trường phái sẽ có phương pháp đầu tư nhất định. Tuy nhiên, tùy quan điểm của mỗi nhà đầu tư lại có một một phương pháp đầu tư cho riêng mình
Đầu tư theo phương pháp tăng trưởng CANSLIM

Cha đẻ của phương pháp đầu tư này là Wiliam O’neil, một nhà đầu tư chứng khoán đại tài. Phương pháp này được phát minh nhầm tìm kiếm các cổ phiếu có tiềm năng tăng giá trong tương lai. Mức tăng có thể nhanh nhất từ lúc mua với phương châm: “Mua tốt – bán xấu”
Phương pháp này dựa trên 7 yếu tố cơ bản cấu thành tên của phương pháp, mỗi một chữ cái đại diện chho một yếu tố. Tất cả những yếu tố này đều rất quan trọng trong việc tìm ra môt “siêu cổ phiếu”. Cụ thể:
C (Current Quarterly Earnings Per Share)
Tăng trưởng ở quý hiện tại của doanh nghiệp phải cao hơn so 20% – 25% với cùng kỳ, yếu tố này đảm bảo danh nghiệp vẫn đang hoạt động tốt và có sự tăng trưởng. Thu nhâp này đã bao gồm tất cả các khoản thu nhập bất thường của doanh nghiệp, vì thế yếu tố này cũng cần được thận trọng xem xét
A (Annual Earnings Growth)
Sự tăng trưởng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp phải ổn định và có tăng trưởng để cổ phiếu của doanh nghiệp này có thể là một trong những cổ phiếu gia tăng đột biến. Để đáp ứng điều này, doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể:Doanh nghiệp hoạt động tốt và ổn định, có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận tăng đều liên tục trong 3 năm. Đây là một chỉ báo cho thấy sự tăng tưởng của doanh nghiệp này đến từ việc doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, các biện pháo giảm chi phí hoặc tăng lợi nhuận đã đạt được hiệu quả. Lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu tăng trung bình từ 20% – 25% và ROE phải đạt từ 17% trở lên. Tuy nhiên số liệu này có thể thay đổi tuỳ vào đặc thù riêng biệt của từng ngành.
N (New Products, New Managements, New Highs)
Quản lý mới, sản phẩm mới, mức giá mới sẽ là một yếu tố thay đổi có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh một cách tích cực. Khi doanh nghiệp thay đổi về sản phẩm hoặc ban lãnh đạo sẽ là tiền đề cho việc phát triển về sản phẩm cũng như hoạt động kinh doanh. Từ đó, danh nghiệp có thể phát triển nhanh trong thời gian sắp tới.
S (Share Outstanding)
Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành là một trong những yếu tố mà chúng ta phải lưu ý. Tính thanh khoản của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình đâu tư. Một cố phiếu có tính thanh khoản cao vẫn luôn hấp dẫn, điều này chắc chắn rằng công ty dễ dàng tiếp cận được vốn một cách dễ dàng.
L (Leading Industry)
Cổ phiếu đang dẫn đầu trong lĩnh vực là một lựa chọn hàng đầu. Trong đầu tư chứng khoán, vị thế rất quan trọng trong việc chọn cổ phiếu và cả trong việc quyết định chọn mua. Luôn luôn chọn cổ phiếu dẫn dắt thay vì những cổ phiếu thay thế hoặc cổ phiếu bị lãng quên. Có thể đo được độ dẫn dắt của thị trường thông qua chỉ số RS, giá trị phù hợp khi chọn cổ phiếu là RS có trị giá từ 80 đến 90.
I (Institutional Sponsorship)
Hãy đi theo những song lớn, hãy chọn nhứng cổ phiếu mà tổ chức thu mua mạnh. Điều này cho thấy đã có một tổ chức lớn đánh giá tìm năng của doanh nghiệp này tốt, đây cũng là một trong những yếu tố tích cực.
M (Market Direction)
Sự định hướng thị trường. Đây là tiêu chí cuối cùng cũng là tiêu chính quan trọng nhất. Hãy đi theo thị trường, hãy xác định xu hướng của thị trường bằng giá và khối lượng cổ phiếu.
Đầu tư theo phương pháp phân tích kỹ thuật
Đầu tư theo phương pháp phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) là một trong những phương pháp phổ biết và gần như là “đơn giản” nhất. Phương pháp này dựa trên các biểu đồ giá cổ phiếu, khối lượng của coorphieeus để đưa ra dự đoạn về giá của cổ phiếu trong tương lai dựa trên nguyên tắc “Lịch sử sẽ lặp lại”
Phương pháo này giúp đánh giá được xu hướng của cổ phiếu, của dòng tiền và đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu hiệu quả hơn. Tuy nhiên bất cứ phương pháp nào cũng có những mặt hạn chế nhất định.
Phân tích kỹ thuật taaoj trung vào giá, các chỉ số kỹ thuật, số liệu lịch sử và sử dụng biểu đồ đề dự đoán các xu hướng. Tầm nhìn của phân tích kỹ thuật thường ngắn hạn, thông dụng nhất là từ vài ngày đến vài tuần.

Phân tích kỹ thuật cũng được xem là một công cụ cảnh báo vì độ nhạy của phương pháp này tương đối cao. Việc cập nhật liên tục theo giá và khối lượng sẽ tăng khả năng bảo vệ tài khoản khi thị trường xảy ra những yếu tố bất ngờ. Tuy nhiên, việc này cũng là một lỗ hổng lớn khi các tín hiệu kỹ thuật chạy theo giá dễ bị nhiễu và ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư theo phương pháp này.

Bất kì phương pháp đầu tư nào cũng có những mặt lợi và những mặt hạn chế nhất định. Tùy theo khẩu vị cá nhân mà quý anh chị có thể lựa chọn cho mình những phương pháp đầu tư phù hợp. Chúng ta có thể kết hợp những phướng pháp với nhau để tận dụng tối đa các ưu điểm của các phương pháp để đạt được hiệu quả trong đầu tư.
Việc này cần rất nhiều thời gian cũng như công sức để trao dồi kiến thức nên sẽ hơi khó khan đối với quý anh chị nhà đầu tư quá bận rộn đối với công việc hiện tại. Hãy đến với STOCKPRO nếu anh chị cần có thêm thông tin và ngành hay cổ phiếu hoặc một góc nhìn khách quan hơn đối với thị trường chứng khoán. Chúc anh chị nhiều sức khỏe và đầu tư hiệu quả!